Bệnh lao cột sống: Nguyên nhân và cách điều trị

Cập nhật : 18/12/2024
   
Lượt xem : 469

Bệnh lý liên quan đến cột sống luôn đặc biệt nguy hiểm, bệnh lao cột sống là một ví dụ. Tuy nhiên với nền y học hiện đại, việc điều trị không còn quá khó nếu nắm được nguyên nhân và điều trị sớm. 

Không thể phủ nhận sự đáng sợ của những căn bệnh liên quan mật thiết đến đường hô hấp, như viêm phổi, viêm phế quản, lao phổi,… Nhiều người chủ quan cho rằng chỉ cần bỏ ra chút tiền là có thể hoàn toàn chữa khỏi, nên không có sự quan tâm đầy đủ đến sức khỏe của mình. Bệnh lao cột sống là một trong những căn bệnh thường gặp, vừa thuộc về bệnh hô hấp, vừa liên đới với xương khớp. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này, cách phát hiện cũng như điều trị bệnh tốt nhất nhé.

Bệnh lao cột sống có thể được điều trị nếu phát hiện sớm - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh lao cột sống là gì?

Bệnh lao cột sống hay còn được gọi là mục xương sống, là một bệnh lý thường gặp trong hệ vận động, do các vi khuẩn tích tụ trong các đốt sống, hủy hoại xương và đĩa đệm. Trong các trường hợp lao ngoài phổi thì lao hệ thống xương khớp chiếm tới 1/5, riêng lao cột sống chiếm gần 70% trong những ca lao xương khớp.  

Nguyên nhân bị lao cột sống

Như đã nêu trên, lao cột sống xảy ra do những vi khuẩn gây viêm nhiễm xâm nhập và phá hoại xương khớp. Vi khuẩn này sinh ra từ lao phổi, qua máu chạy khắp cơ thể. Ảnh hưởng của các vi khuẩn này với xương là rất nhạy vì đây là môi trường phù hợp nhất để chúng phát triển. Những ổ hoại tử sinh ra giữa các đốt sống là nơi vi khuẩn viêm tích tụ, từ đó sinh ra bệnh lao cột sống. 

Hình ảnh cột sống cong vẹo do biến chứng của bệnh - Ảnh minh họa: Internet

Triệu chứng lao cột sống

Có 3 giai đoạn của căn bệnh này, với mức độ nguy hiểm tăng dần: Giai đoạn đầu - giai đoạn giữa - giai đoạn cuối. 

Chụp X-quang của bệnh nhân bị lao cột sống - Ảnh minh họa: Internet

Ở giai đoạn đầu, những dấu hiệu của lao cột sống là hình thành các cơn đau, cứng ở các khớp xương sống, cụ thể như sau:

  • Đau lưng, đặc biệt ở các đốt sống chứa ổ hoại tử, cơn đau càng thấm hơn khi mang vác nặng. Đau nhói lên và kéo dài một lúc lâu mới hết.
  • Các đĩa đệm bị cứng, sưng lên mất tác dụng đàn hồi mềm dẻo vốn có, nên cột sống trở nên cứng hơn, xoay sở khó khăn.
  • Các dây thần kinh xung quanh cột sống (Ví dụ: dây thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, …) bị chèn ép do các khối viêm bắt đầu sưng to.

Khi bệnh diễn biến sang giai đoạn 2, các triệu chứng nhìn chung vẫn là như vậy nhưng mức độ thì đã tăng lên rất nhiều:

  • Các vết thương nghiêm trọng hơn, lan rộng, gây ra những cơn đau và cứng khớp kéo dài, gây trở ngại cho việc sinh hoạt cũng như làm việc.
  • Các cơ đau nhiều có thể dẫn đến teo cơ, giảm khả năng vận động.
  • Người bệnh thường xuyên cảm sốt, mệt mỏi, sụt cân. 

Giai đoạn cuối là giai đoạn nguy hiểm, nếu không được điều trị sớm từ đầu, đến giai đoạn cuối khả năng chữa bệnh triệt để là vô cùng khó, và sẽ rất tốn kém. Ở giai đoạn này, những cơn đau đã lan ra khắp cơ thể, dẫn đến liệt chi, người bệnh không thể sinh hoạt bình thường được nữa. Ngoài nghỉ việc, nằm liệt giường, đau đớn ở mức độ cao còn sinh ra sốt cao, ác mộng. Có thể biến chuyển thành ung thư, hoặc tệ nhất là cái chết. 

Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời và đúng cách, hậu quả rất nguy hiểm - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh lao cột sống có chữa được không?

Sau khi biết những tác hại nghiêm trọng kể trên, bạn chắc đang lo liệu căn bệnh này có thể chữa được hay không. Thì xin trả lời cho bạn yên tâm là có. Miễn là bạn phát hiện mầm bệnh sớm và phải tuân theo những liệu trình thuốc của bác sĩ chuyên khoa. Cách chữa bệnh lao cột sống hiện nay đi theo phác đồ như sau:

  • Nghỉ ngơi 4-5 tuần trên giường cứng kết hợp dùng thuốc uống và tiêm.
  • Tuân thủ các bài tập vật lý trị liệu từ chuyên gia để tránh cứng khớp
  • Phẫu thuật sớm nếu có hiện tượng áp xe chèn ép tủy sống. Nẹp cột sống nếu bị vẹo hoặc bị gù. 
  • Tránh mang vác nặng, nghỉ ngơi kết hợp mát xa lưng thường xuyên.

Tuy nhiên, với những người đang có lối sống chưa lành mạnh mà chưa bị lao cột sống thì cũng nên chú ý để phòng tránh, bằng cách:

  • Giữ sức khỏe bền bỉ với mọi thời tiết, tăng đề kháng bằng việc tập luyện thể dục thể thao.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, không quá sức khi lao động nặng.
  • Tránh xa thuốc lá, rượu bia, chất kích thích,…

Bệnh nhân mắc lao cột sống nên đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và nắm được phác đồ điều trị - Ảnh minh họa

Bệnh lao cột sống có lây không?

Lao cột sống cơ bản là do các vi khuẩn lao từ lao phổi xâm thực vào xương khớp gây nên viêm nhiễm, mà lao phổi là một bệnh có thể lây qua không khí, nên lao cột sống cùng có khả năng bị lây. Tuy nhiên cũng có những trường hợp lao cột sống sinh ra không do thứ phát của lao phổi. 

Theo nhận định của giới chuyên môn, tỷ lệ lây nhiễm của lao cột sống thấp hơn nhiều so với lao phổi thông thường. Nhưng để chắc chắn, người bệnh vẫn nên đến bác sĩ khám để được nhận định về tình trạng bệnh đúng nhất. 

Trả lời cho câu hỏi bệnh lao cột sống có nguy hiểm không, các tài liệu cũng như khẳng định từ nhiều bác sĩ có kinh nghiệm chứng minh đây thuộc nhóm 9 loại bệnh nguy hiểm nhất. Nhưng nó chỉ nguy hiểm với người chủ quan coi thường nó. Bệnh lao cột sống có thể chữa khỏi nhưng vẫn có nguy cơ tái phát nên 6 tháng người bệnh nên khám lại một lần.

Khả năng lây nhiễm của lao cột sống là có, nhưng nhỏ hơn lao phổi - Ảnh minh họa: Internet

Không ai muốn mình ốm yếu cả, nhưng chẳng ai tránh được bệnh tật, kể cả những người khỏe mạnh nhất. Nếu bạn đang có một lối sống chưa thật sự lành mạnh hoặc sức khỏe kém, hãy cố gắng nâng cao và cải thiện bằng các bài tập thể chất kết hợp với ăn uống dinh dưỡng hợp lý. Qua bài viết trên đây, mong rằng bạn đã trang bị được những kiến thức cơ bản để bảo vệ mình khỏi căn bệnh lao cột sống nhé. 

Cúc Nguyễn | Theo Phụ nữ sức khỏe

Nguồn: https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/benh-lao-cot-song-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-346341.html