Hướng dẫn cách chưng cất tinh dầu sả xông phòng diệt khuẩn mùa dịch

Cập nhật : 25/03/2020
   
Lượt xem : 724

Cách chưng cất tinh dầu sả nguyên chất tại nhà khá đơn giản với những những bước cơ bản và có thể thực hiện dễ dàng.

1. Tinh dầu sả là gì?

Cây sả có thể dùng làm thuốc xông hơi trị cảm và thường được sử dụng như một loại rau trong bữa ăn của người Việt Nam.

Tinh dầu sả được biết đến là loại tinh dầu được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay. Loại tinh dầu vô cùng quen thuộc này thường biết đến với công dụng giảm viêm, giảm đau. Ngoài ra, đây còn là một trong những công cụ xua đuổi muỗi, hoặc những con côn trùng nhỏ hiệu quả, giúp phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả.

Cây sả có thể dùng làm thuốc xông hơi trị cảm và thường được sử dụng như một loại rau

Để thu được tinh dầu sả người ta sẽ áp dụng cách chưng cất tinh dầu sả, chưng cất hơi nước hoặc ép lạnh từ lá, thân hoặc rễ cây.

Thành phẩm thu được thường sẽ có màu vàng và lỏng, hơi có mùi của chanh nên được gọi là tinh dầu sả chanh. So với sả sấy khô, nó được ví như là nhựa sống của cây và có công dụng mạnh hơn gấp 50 đến 100 lần.

Tinh dầu sả là loại tinh dầu vô cùng quen thuộc có rất nhiều công dụng xua đuổi côn trùng, giảm viêm, giảm đau

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa chỉ phân phối sản phẩm tinh dầu sả. Tuy nhiên, để đảm bảo tạo ra được tinh dầu sả nguyên chất có chất lượng tốt, nhiều người thường thích tự mình làm tinh dầu sả để sử dụng.

Sả là nguyên liệu dễ dàng tìm kiếm, bạn chỉ cần biết cách chưng cất tinh dầu sả là đã có thể tạo ra chúng. Tuy nhiên, nếu tiến hành sai cách sẽ khiến tinh dầu sả không giữ lại được những tinh chất của nó

2. Cách làm tinh dầu sả chưng cất như thế nào?

Tự làm tinh dầu sả để đảm bảo tạo ra được tinh dầu sả nguyên chất có chất lượng tốt

Những nguyên liệu cần chuẩn bị để tiến hành cách chưng cất tinh dầu sả tại nhà

Bạn cần chuẩn bị những vật liệu dưới đây khi làm tinh dầu sả:

– 1 nắm củ sả tươi. Nên chọn những cọng sả to. Tốt nhất là chọn cây sả 10 – 12 tháng tuổi để có nhiều nước và thu được tinh dầu nhiều hơn. Đồng thời mùi thơm từ loại sả này cũng dịu nhẹ hơn rất nhiều. Tránh chọn những cọng sả khô và nhỏ.

Nên chọn những cọng sả to, tốt nhất là chọn cây sả 10 – 12 tháng tuổi để có nhiều nước và thu được tinh dầu nhiều hơn

Cắt bỏ phần rễ và ngọn vì đây là những phần không có nhiều nhựa. Đồng thời chứa nhiều vi khuẩn và tạp chất sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm thu được. Chỉ lấy khúc thân giống như khi chế biến thức ăn.

– Một lọ, hũ bằng nhựa hoặc thủy tinh to có nắp đậy. Rửa sạch và lau khô sẵn.

– Một ít rượu trắng, rượu vodka hoặc rượu đế loại tốt, ngoài ra bạn cũng có thể dùng dấm táo

– Nước sạch.

Cách chưng tinh dầu sả tuyệt đối an toàn

Để thu được thành phẩm tinh dầu sả an toàn để sử dụng bạn tiến hành theo hướng dẫn cách chưng cất tinh dầu sả dưới đây:

Bước 1:

Lột bỏ lớp vỏ sả bên ngoài, để lại phần củ trắng. Đập nhẹ vừa phải để khúc sả hơi dập nát. Tránh đập quá dập như khi bạn chế biến thức ăn vì sẽ gây mất tinh dầu.

Cắt sả thành khúc, lột bỏ lớp vỏ sả bên ngoài, để lại phần củ trắng, đập nhẹ

Xếp các khúc sả vào lọ thuỷ tinh. Pha hỗn hợp dung dịch bao gồm rượu và nước theo tỉ lệ 1:1. Sau đó, đổ rượu vào hũ thủy tinh sao cho ngập khỏi sả. Lưu ý: không để sả nổi cao hơn rượu nếu không sả sẽ bị thối.

Đậy kín hũ sả và dung dịch rượu, bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời trong 3 đến 5 ngày.

Xếp các khúc sả vào lọ thuỷ tinh

Bước 2:

Sau 3 ngày cho tất cả hỗn hợp sả+ dung dịch rượu vào máy xay, xay nhuyễn. Trút hỗn hợp đã xay  trở lại hũ thủy tinh, đậy kín và ngâm trong vòng khoảng 30 ngày. Bảo quản nơi thoáng mát và tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.

Bước 3:

Sau 30 ngày, sả đã tiết hết tinh dầu ra, màu trắng của rượu đã ngả sang màu vàng nhẹ, đó chính là tinh dầu sả nguyên chất. 

Lọc lấy nguyên nước và bỏ phần bã

Dùng khăn sạch để lọc lấy nguyên nước và bỏ phần bã. Phần dung dịch thu được chính là tinh dầu sả an toàn sử dụng.

Bạn có thể trữ tinh dầu trong lọ sạch và lấy ra dùng hằng ngày. Nhớ lưu ý đậy nắp kín tránh tạp chất bên ngoài rơi vào trong lọ.

Phần dung dịch thu được chính là tinh dầu sả an toàn sử dụng

3. Tinh dầu sả xông phòng diệt khuẩn

Hiện nay, cúm Corona được xem là nỗi ám ảnh khiến nhiều người lo sợ. Hằng ngày, con số những người bị nghi nhiễm bệnh hoặc dương tính thậm chí tử vong vì dịch bệnh này đang mỗi lúc một tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Để ngăn ngừa cũng như giảm thiểu tối đa các nguyên nhân do virus Corona gây ra, dùng tinh dầu có nguồn gốc thiên nhiên được xem là một trong những phương pháp hiệu quả. Trong đó, tinh dầu sả với đặc tính khử trùng diệt khuẩn, dùng xông nhà cũng là biện pháp giúp thanh lọc không khí, mang lại cảm giác thỏa mái hơn giảm căng thẳng.

Tinh dầu sả với đặc tính khử trùng diệt khuẩn sẽ giúp cơ thể kháng lại sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn hiệu quả

Vì sao tinh dầu sả chanh có đa công dụng đối với sức khỏe con người, môi trường sống?

Tinh chất từ cây sả chanh có chứa rất nhiều loại vitamin là A, B2, B3, B5, C, Folate. Đồng thời, chứa nhiều loại khoáng chất magie, mangan, kali, kẽm, sắt…

Đặc biệt, trong loại tinh dầu này có chứa hàm lượng Citral rất cao nên giúp kháng khuẩn, kháng nấm rất mạnh. Chính vì vậy, dùng tinh dầu sả chanh là cách khử mùi hiệu quả, làm sạch không khí, giảm thiểu vi khuẩn và virus.

Tinh chất từ cây sả có chứa hàm lượng Citral rất  cao nên giúp kháng khuẩn, kháng nấm rất mạnh

Cụ thể tác dụng của tinh dầu sả:

+ Giúp đuổi côn trùng tự nhiên

Loại tinh dầu này được chứng minh là có khả năng đẩy lùi loài muỗi Aedes aegypti. Một loài muỗi làm lây lan bệnh sốt xuất huyết và virus zika. Được đăng ký là thuốc chống côn trùng có nguồn gốc thực vật ở Mỹ vào năm 1948.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, để duy trì tác dụng xua đuổi muỗi hay côn trùng của tinh dầu sả bạn bôi cứ 30-60 phút một lần.

+ Giảm căng thẳng

Hãy khuếch tán tinh dầu khắp phòng hoặc hít mỗi khi cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tinh dầu sả có khả năng kích thích hoạt động của hệ thần giao cảm, góp phần giải tỏa stress, làm giảm căng thẳng.

Tinh dầu sả có nhiều công dụng hữu ích

+ Giảm đau

Tinh dầu sả có chứa các hợp chất có tác dụng chống lại các gốc tự do, từ đó chống lại các gốc tự do (nguyên nhân gây bệnh và làm tổn thương tế bào) và có khả năng ngăn ngừa quá trình oxy hóa.

Có thể dùng loại tinh dầu này để làm thuốc giảm đau tự nhiên để chữa đau cơ, đau khớp.

+ Tiêu diệt ký sinh trùng đường ruột

Tinh dầu sả chứa hoạt tính geraniol có khả năng tiêu diệt các loại ký trùng có trong đường ruột. Cụ thể là các loại giun sán.

+ Dầu gội, dầu xả tự nhiên

Tinh dầu sả giúp làm sạch da đầu, tóc, loại bỏ nhờn và gàu khá hiệu quả.

+ Kháng khuẩn, kháng nấm

Tinh dầu sả có hiệu quả với tình trạng viêm da, nhiễm nấm candida, nấm móng, vết thương, vết loét.

4. Hướng dẫn cách phân biệt đâu là tinh dầu sả nguyên chất và tinh dầu sả đã bị pha tạp.

+ Thử tinh dầu với giấy trắng

Khi ta nhỏ một giọt tinh dầu lên tờ giấy trắng, nếu là tinh dầu sả không nguyên chất đã bị pha tạp thì nó sẽ bị nhoà trên giấy. Với tinh dầu nguyên chất, nó sẽ chỉ đọng lại như hình giọt nước.

+ Giá cả chênh lệch

Giá cả của tinh dầu sả nguyên chất cao hơn so với những loại tinh dầu đã pha tạp. Lý do bởi để thu được tinh dầu sả nguyên chất thì phải tốn rất nhiều thời gian, công đoạn và tốn kém khá nhiều về chi phí.

+ Vỏ ngoài

Nếu sản phẩm được  mua đựng bằng chai nhựa thì có thể là không phải tinh dầu nguyên chất. Bởi tinh dầu sả có tác dụng rất mạnh với những chai bằng nhựa.

Phân biệt đâu là tinh dầu sả nguyên chất và tinh dầu sả đã bị pha tạp

+ Mùi của tinh dầu

Mùi của tinh dầu sả nguyên chất rất dễ chịu và sảng khoái. Với tinh dầu đã được pha, mùi rất nồng và khi ngửi sẽ có cảm giác khó chịu.

Trong thời điểm hiện tại, các dịch bệnh nguy hiểm như viêm đường hô hấp cấp Corona, cúm gia cầm,... đang hoành hành, bạn có thể sử dụng tinh dầu sả cùng với thiết bị máy xông/ đèn xông để khuếch tán vào không khí. Đây chính là cách để thanh lọc cơ thể, thư giãn tinh thần, xua đuổi côn trùng và ngăn chặn dịch bệnh hiệu quả.

Dự trữ một lọ tinh dầu sả trong nhà là điều cần thiết đối với mỗi gia đình. Với cách chưng cất tinh dầu sả khá đơn giản vừa chia sẻ trên, hy vọng sẽ giúp bạn có thể tự làm loại tinh dầu này tại nhà thành công.

 

La Dang | Theo Phụ nữ sức khỏe