Nên ăn đu đủ vào lúc nào là hợp lý và tốt cho sức khỏe?

Cập nhật : 21/01/2020
   
Lượt xem : 1455

Nên ăn đu đủ vào lúc nào là khoa học, mang lại nhiều lợi ích cũng như tránh được tai họa với sức khỏe nếu như ăn món ăn này không đúng cách. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau!

Đu đủ là một loại trái cây phổ biến, được trồng nhiều vùng miền khác nhau trên đất nước ta. Thành phần đu đủ có chứa nhiều vitamin và các chất cần thiết rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nên ăn đu đủ vào lúc nào để có lợi nhất thì không phải ai cũng hiểu rõ. Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.

Đu đủ - Ảnh minh họa: Internet

Tác dụng của đu đủ cho sức khỏe 

Trước khi tìm hiểu nên ăn đu đủ vào lúc nào, chúng ta hãy công dụng của đu đủ. Trong thành phần của đu đủ chín có chứa các axit hữu cơ, vitamin và các khoáng chất cần thiết như sắt, magie, phốt pho…Còn trong đu đủ xanh có chứa nhiều loại vitamin cần thiết như vitamin A, C, B12…và các khoáng chất như sắt, kali, magie, kẽm đều rất tốt cho sức khỏe của người ăn.

  • Có khả năng kháng viêm: Trong thành phần của đu đủ có chứa chất Papain hỗ trợ kháng viêm như: viêm xương khớp, hen suyễn và các bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Có nhiều chất oxy hóa: Hàm lượng chất oxy hóa cao trong đu đủ có tác dụng ngăn ngừa và giảm thiểu các bệnh về tim mạch, đột quỵ.
  • Giàu chất xơ: Các chất xơ chứa trong đu đủ sẽ giúp cho bạn có một hệ tiêu hóa và đại tràng khỏe mạnh.
  • Chứa nhiều Vitamin A: Hàm lượng Vitamin A trong đu đủ rất cao giúp nâng cao thị lực cho mắt, giảm viêm trong phổi.
  • Điều hòa kinh nguyệt: Đu đủ chín có tác dụng điều hòa kinh nguyệt rất tốt.

Đu đủ rất tốt cho sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet

Vậy ăn đu đủ xanh có tác dụng gì? Đu đủ xanh có hàm lượng Kali cao nên nó rất thích hợp dùng cho những người bị bệnh cao huyết áp, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và hệ hô hấp. Ngoài ra, đu đủ xanh còn được dùng trong những món nộm rất ngon. Tuy nhiên, không nên sử dụng đu đủ xanh cho phụ nữ khi đang trong quá trình mang thai vì nó có thể khiến bạn bị sảy thai. Rất nhiều người chữa sỏi thận bằng đu đủ xanh bởi loại quả này có tác dụng giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm giúp làm tan, bào mòn sỏi thận, sỏi mật…

Sử dụng đu đủ xanh chữa sỏi thận - Ảnh minh họa: Internet

Tác dụng của đu đủ chín giúp cải thiện vòng 1, tăng cường sức đề kháng cũng như hệ tiêu hóa trong cơ thể. Có nhiều người thường thắc mắc là ăn nhiều đu đủ chín có tốt không thì câu trả lời là không. Với những người bị bệnh dạ dày, vàng da, loãng máu thì nên hạn chế ăn đu đủ chín để tránh vì nó có thể làm tăng các dấu hiệu của bệnh, khiến người ăn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. 

Nhiều chị em thường băn khoăn là ăn đu đủ có mập không thì cũng đừng quá lo lắng vì đu đủ không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Bên cạnh đó, ăn đu đủ một cách đều đặn còn mang lại cho chị em một làn da đẹp, mịn màng, sạch mụn.

Như vậy, qua những thông tin ở trên ban cũng có thể giải đáp được thắc mắc ăn đu đủ có tác dụng gì. Tuy nhiên, để mang đến những lợi ích tối đa cho sức khỏe thì bạn cần phải ăn đủ khoa học, đúng thời điểm.

Nên ăn đu đủ vào lúc nào là thích hợp?

  • Buổi sáng: Bạn có thể sử dụng đu đủ vào buổi sáng nhưng phải sau bữa ăn sáng khoảng 1 giờ đồng hồ, không được sử dụng trước bữa ăn sáng. Bạn có thể ăn một món salad đu đủ hoặc uống nước ép đu đủ.

Sử dụng đu đủ sau bữa ăn sáng - Ảnh minh họa: Internet

  • Buổi trưa: Sau bữa ăn trưa, bạn có thể ăn thêm đu đủ rất tốt cho sức khỏe, cũng như cung cấp thêm nguồn năng lượng cho bạn tiếp tục làm việc vào buổi chiều.
  • Buổi tối: Sau khi ăn tối khoảng 1 giờ đồng hồ, bạn có thể sử dụng đu đủ, ăn từng miếng nhỏ hoặc uống nước sinh tố đu đủ. Lưu ý không nên ăn gần với giờ đi ngủ vì nó sẽ khiến cho bạn cảm thấy khó chịu, trằn trọc.

Ăn nhẹ đu đủ vào buổi tối - Ảnh minh họa: Internet

Một số lưu ý khi ăn đu đủ

  • Bạn nên coi việc ăn đu đủ như một bữa ăn phụ, không nên ăn quá gần các bữa chính. Ngoài ra cần lưu ý không ăn đu đủ khi bụng đang đói, trước các bữa ăn chính.
  • Không ăn hạt đu đủ: Ăn quá nhiều hạt đu đủ sẽ gây ra hiện tượng rối loạn mạch và hệ thống thần kinh.
  • Không ăn quả chín liên tục: Bạn không nên sử dụng đu đủ chín liên tục mỗi ngày bởi nó có thể gây ra hiện tượng vàng da ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.
  • Không sử dụng khi bị tiêu chảy: Khi đang gặp vấn đề về tiêu chảy bạn không được ăn đu đủ bởi nó có thể làm cho tình trạng của bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Không ăn lạnh: Đu đủ có tính hàn, nếu ăn lạnh có thể khiến bạn gặp một số vấn đề không tốt về sức khỏe.
  • Những người bị bệnh dạ dày, bệnh thận, loãng máu, bệnh về đường hô hấp và phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng đu đủ.

Không ăn hạt đu đủ - Ảnh minh họa: Internet

Trên đây là những giải đáp thắc mắc nên ăn đu đủ vào lúc nào khoa học, tốt cho sức khỏe. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin bổ ích để bạn đọc biết cách sử dụng đu đủ một cách hợp lý, đúng cách. 

Cúc Nguyễn | Theo Phụ nữ sức khỏe

Nguồn: https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/nen-an-du-du-vao-luc-nao-la-hop-ly-va-tot-cho-suc-khoe-348711.html