Tiết lộ "giờ vàng" đưa ông Táo về trời Tết 2020 để cả năm sung túc, ra cửa là có lộc đón đường

Cập nhật : 19/03/2021
   
Lượt xem : 770

Đưa ông Táo về trời là một trong những buổi lễ quan trọng đối với người Việt Nam. Đây không chỉ là lễ cúng để bày tỏ sự tri ân đối với các vị thần trong nhà mà còn là

Thời gian cúng ông Táo tốt nhất Tết 2010

Ngày 23 tháng Chạp năm nay là ngày Kỷ Hợi nên khi cúng vào những giờ dưới đây sẽ mang đến nhiều may mắn cho gia chủ.

Gia chủ có thể cúng vào giờ Canh Thìn (7 giờ sáng, giờ giải hung), nếu cúng vào giờ này sẽ giúp các thành viên trong gia đình hóa giả hết mọi điềm xấu trong năm mới, giúp sức khỏe an khang.

Ngoài ra, mọi người có thể cúng vào giờ Tỵ (9 giờ sáng, hay còn gọi là giờ tốc hỷ). Cúng đưa ông Táo về trời trong khoảng thời gian này thì mọi việc may mắn sẽ nhanh chóng đến với gia chủ, công việc quanh năm đều thuận lợi.

Bên cạnh đó, chuyên gia phong thủy còn khuyên mọi người cần phải cúng đưa ông Táo về trời trước giờ Ngọ (tức 11, 12 giờ trưa).

Trong buổi lễ đưa ông Táo về trời, gia chủ có thể chuẩn bị cỗ chay hoặc mặn đều được. Lễ vật chuẩn bị bao gồm: Cá chép, gà luộc, xôi trắng (có thể thay bằng xôi gấc, bánh chưng), thịt lợn luộc, mâm ngũ quả, tiền vàng, trầu cau, nước, rượu, trà và trái cây…

Ngoài ra, trong buổi lễ gia chủ phải chuẩn bị 3 bộ mũ áo có hoa văn khác nhau, trong đó có đồ dành cho 2 vị thần nam, 1 vị thần nữ.

Dưới đây là một số sai lầm trong việc cúng lễ ngày 23 tháng Chạp mà nhiều gia đình có thể chưa biết:

1. Đặt mâm lễ cúng dưới bếp

Nhiều người quan niệm, ông Công là thần thổ công, vị thần cai quản đất đai trong nhà, cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà, còn ông Táo là 23 vị đầu rau trông coi việc bếp núc nên sẽ được cúng ở dưới bếp.

Tuy nhiên, theo chuyên gia nghiên cứu tâm linh, việc cúng lễ như vậy là không đúng với phong tục, quy tắc truyền thống lâu đời của dân tộc.

Theo truyền thống, tất cả các vị này đều cần được thờ phụng trên ban thờ chính của gia đình. Hơn nữa, bếp là nơi đun nấu, không phải nơi thể cúng lễ. Mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp cần được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà.

2. Khấn xin tài lộc, sung túc

Thực chất, lễ cúng 23 tháng Chạp mang ý nghĩa tiễn ông Công ông Táo về trời để báo cáo việc lớn việc nhỏ trong năm của gia chủ với thiên đình. Vì thế, việc cầu xin tài lộc, sung túc là không nên. Các gia đình chỉ nên khấn xin Táo báo những việc tốt đẹp trong năm.

3. Chuẩn bị đồ cúng

Việc cúng lễ trong ngày 23 tháng Chạp không nhất thiết phải quá cầu kỳ. Tùy điều kiện và hoàn cảnh, các gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ chay hoặc mặn.

Tuy nhiên, thông thường, lễ vật cúng ngày 23 tháng Chạp cần chuẩn bị 3 bộ quần áo, mũ, giày cho 3 vị thần với một con ngựa bằng giấy với yên cương đầy đủ hoặc 3 con cá chép và tiền vàng. Những đồ vàng mã này sẽ được đốt đi để gửi cho các vị thần sử dụng khi về trời.

4. Cúng lễ sau buổi trưa ngày 23 tháng Chạp

Theo tín ngưỡng dân gian, 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo đã bay về chầu trời. Vì thế, việc cúng lễ cần tiến hành trước giờ này.

Thông thường, bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp đến trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp, các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để làm lễ cúng ông Công, ông Táo. Khi hương cháy hết 2/3 là có thể hóa vàng mã, phóng sinh cá chép để tiễn ông Táo về trời.

* Thông tin chỉ mang tính tham khảo!

 

Cách nấu món vịt om sấu chuẩn vị miền Bắc

Cách nấu món vịt om sấu chuẩn vị miền Bắc

Nồi vịt om sấu thơm mềm, đậm đà với những miếng thịt vịt ngon ngọt, khoai môn đặc dẻo cùng nước om chua chua nhưng thanh dịu, kích thích vị giác sẽ là món ăn yêu thích của gia đình bạn.