Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ và cách phòng ngừa

Cập nhật : 24/04/2024
   
Lượt xem : 451

Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là những triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ giúp bạn phát hiện và điều trị kịp thời.

Nội dung bài viết

·         Thế nào là thoái hóa đốt sống cổ

·         Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ là gì?

·         Nguyên nhân thoái hóa cột sống, đốt sống cổ

·         Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Trước đây, đa phần những người cao tuổi mới bị thoái hóa đốt sống cổ. Còn ngày nay, tỷ lệ người mắc bệnh trẻ tuổi đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là dân văn phòng ngồi lâu hoặc công nhân làm việc nặng. Thoái hóa đốt sống cổ khiến người bệnh vô cùng khó chịu, đời sống hàng ngày cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc nhận biết được các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ kịp thời và điều trị sẽ giúp tránh được các biến chứng nguy hiểm về sau.

Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ nếu để lâu sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm - Ảnh minh họa: Internet

Thế nào là thoái hóa đốt sống cổ?

Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng sụn khớp, dây chằng và các đĩa liên đốt với các màng bị tổn thương và thoái hóa, từ đó hình thành gai xương nằm cạnh khớp. 

Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Trong giai đoạn ban đầu, triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ chỉ có một vài dấu hiệu đau khi quay cổ, vận động, nếu nghỉ ngơi sẽ giảm ngay. Khi bệnh tình ngày càng nặng, cảm giác đau sẽ lan từ gáy đến bả vai, tai, cánh tay, khiến tư thế cổ bị sai lệch như sái cổ, vẹo cổ, nhức đầu và hạn chế vận động. 

Dưới đây là những triệu chứng gai cột sống phổ biến:

·         Hạn chế vận động: Các hoạt động như xoay cổ, cúi đầu, ngoái đầu hay ngửa cổ đều khó khăn.

Thoái hóa đốt sống cổ khiến bạn bị đau khi cúi đầu, ngoái đầu hay xoay cổ - Ảnh minh họa: Internet

·         Đau mãn tính: Cơn đau kéo dài và thường xuyên.

·         Tổn thương bên ngoài cổ: Đau vùng trán, đau đầu vùng chẩm, nhức đầu, xanh xao, mất ngủ, gầy rộc...

·         Triệu chứng lhermitte: Người bệnh sẽ đột ngột có cảm giác khó chịu như có một luồng điện chạy từ cổ xuống xương sống, cả tay và chân.

·         Cứng cổ: Thường xảy ra vào buổi sáng, khi có không khí lạnh hoặc tư thế ngủ ban đêm không đúng. Đây là triệu chứng khá phổ biến, khiến người bệnh không đi lại được.

Thoái hóa đốt sống cổ khiến bạn thường xuyên bị cứng cổ vào buổi sáng - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân thoái hóa cột sống, đốt sống cổ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ, cụ thể bao gồm:

·         Lão hóa tự nhiên: Ai cũng phải già đi, do đó xương khớp cũng sẽ lão hóa theo. Tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ sẽ tăng dần khi độ tuổi tăng lên. Đối với những người từ 50 tuổi trở lên, quá trình lão hóa sẽ diễn ra mạnh mẽ.

·         Tư thế hoạt động: Những tư thế làm việc cũng như hoạt động không đúng chính là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ. Ví dụ như ngồi một chỗ quá lâu, xoay cổ nhiều, mang vác nặng...

Tư thế hoạt động không đúng dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ - Ảnh minh họa: Internet

·         Di truyền: Chủ yếu là do từ bé, người bệnh đã có đốt sống cổ bị dị tật, do bố mẹ truyền sang con. 

·         Chấn thương do tai nạn: Những va chạm mạnh gây chấn thương đốt số cổ khiến cho cấu trúc sụn khớp cũng như đĩa đệm cột sống bị phá vỡ.

·         Tư thế nằm ngủ sai: Bao gồm những thói quen không tốt như gối đầu quá thấp hoặc quá cao, ít chuyển tư thế trong khi ngủ.

Kê gối quá cao khi ngủ là một nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ - Ảnh minh họa: Internet

·         Thói quen ăn uống: Chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng, nghèo hàm lượng canxi, vitamin, magie và vitamin, lạm dụng bia rượu, chất kích thích sẽ thúc đẩy quá trình thoái hóa đốt sống cổ.

Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ

·         Thường xuyên xoa bóp và chăm sóc vùng cổ, vai, gáy. 

·         Không làm việc quá sức, hãy dành thời gian để nghỉ ngơi hợp lý để tránh đốt sống cổ bị tổn thương.

·         Với dân văn phòng, ngồi lâu với máy tính: Hãy thường xuyên thay đổi tư thế hoặc tập những bài tập thoái hóa đốt sống cổ tại chỗ nhẹ nhàng, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh.

·         Điều chỉnh độ cao của ghế làm việc phù hợp với bàn làm việc cũng như chiều cao của bạn. Không nên để ghế quá cao hoặc quá thấp. Khi làm việc, hãy giữ khoảng cách từ tay đến máy tính hoặc bàn làm việc một cách hợp lý. 

Làm việc đúng tư thế để ngăn ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ - Ảnh minh họa: Internet

·         Nên sử dụng máy tính màn hình lớn hơn 17 inch để tránh việc cơ cổ bị căng, mỏi. Hãy ngồi cách xa màn hình máy tính khoảng 50cm đồng thời đặt màn hình nằm dưới tầm mắt khoảng 10 đến 20 độ. Không nên để màn hình nằm quá thấp hay quá cao so với tầm mắt.

·         Khi ngồi làm việc, cần giữ thẳng lưng, 2 vai nằm ngay bằng nhau, 2 cẳng tay ở vị trí song song với mặt bàn. 

·         Khi ngủ, hãy tập thói quen thay đổi tư thế thường xuyên. Không nên nằm yên ở 1 hay 2 tư thế bởi điều này có thể khiến bạn bị vẹo cổ. 

·         Không nên nằm sấp: Việc nằm sấp sẽ khiến cổ của bạn bị gập xuống, dễ dẫn đến tình trạng thoái hóa đốt sống cổ.

Hy vọng những kiến thức trên đây có thể giúp bạn dễ dàng nhận biết được những triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ, từ đó kịp thời điều trị dứt điểm. Bên cạnh đó, việc hiểu rõ những nguyên nhân cũng giúp bạn tránh mắc căn bệnh nguy hiểm này.

Cúc Nguyễn | Theo Phụ nữ sức khỏe